Bơi sải còn gọi là bơi tự do hay bơi trường sấp là kiểu bơi nhanh nhất trong các cuộc đua tranh. Bơi sải cũng là kiểu bơi phổ biến hiện nay, tuy nhiên để học bơi sải sao cho được nhanh, bền và nhẹ thì không hề dễ dàng, nó thật sự thử thách cho người học.
ĐỐI TƯỢNG PHÙ HỢP ĐỂ HỌC BƠI SẢI
Bơi sải là phương pháp rèn luyện sức khỏe cực tốt cho chúng ta. Bơi sải phù hợp với mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến trung niên.
Đối với người có các tiền sử bệnh tim mạch hay huyết áp cao lại không phù hợp để học kiểu bơi này hoặc chỉ nên bơi ở mức độ vừa phải.
Mặc khác, bơi sải lại là phương pháp tập luyện vật lý trị liệu rất tốt cho các tổn thương về cơ-xương-khớp và các bệnh lý về hô hấp hay rèn luyện tim mạch.
BƠI SẢI MANG LỢI ÍCH VÔ CÙNG TO LỚN CHO SỨC KHỎE
Nói bơi lội là một thần dược thì bơi sải giúp cũng cố khẳng định đó. Bơi sải là kiểu bơi toàn diện nhất khi nói về lợi ích của bơi lội. Đã học bơi chớ nên bỏ qua kiểu bơi này.
-
Bơi sải giúp nhanh đốt cháy lượng lớn Calo:
Trong khi bơi ếch bạn chỉ đốt cháy 60 calo trong 10 phút thì khi bơi sải bạn đã đốt cháy 100 calo. Điều này bằng với việc bạn chạy bộ 1,6km trong 10 phút.
-
Bơi sải giúp thể trạng khỏe mạnh, cơ thể dẻo dai, thon gọn:
Nếu việc luyện tập Gym gặp các vấn đề đau nhức mỏi cơ, hãy chọn luyện tập bơi sải để giúp bạn khỏe từ trong ra ngoài. Chuyển động trong bơi sải tác động mạnh mẽ lên các cơ vùng bắp chân, đùi, mông, bụng eo, ngực, vai, bắp tay và cẳng tay mà không hề tác động đến các khớp gây viêm đau.
Dưới sự massage của nước tác động lên các nhóm cơ kết hợp với nhịp thở đều trong các động tác chuyển động thì không khó hiểu rằng các vận động viên hay những người thường xuyên bơi lội lại có thân hình săn gọn dẻo dai.
-
Phương pháp rèn luyện tim mạch (Cadio) hiệu quả:
Hiển nhiên, bơi lội giúp bạn xây dựng một sức bền cao khi tim phổi và cơ được vận động chuyển hóa đều. Nhưng nếu bạn bơi không đúng kỹ thuật như không thở nước hoặc gồng cứng không thả lực thì sẽ khiến cơ thể mỏi mệt kiệt sức mà không cải thiện được sức bền vốn có khi bơi sải.
-
Bơi sải giúp trẻ nhanh chóng phát triển chiều cao.
Đối với trẻ, đây là phương pháp rèn luyện phát triển chiều cao tốt nhất cải thiện đáng kể mật độ xương đặc biệt là trẻ trong độ tuổi dậy thì bởi những động tác vươn người, kéo đẩy tay và ép duổi vẫy chân được thực hiện liên tục dưới sức ép massage của nước.
HỌC BƠI SẢI SAO CHO HIỆU QUẢ
Quả thực bơi sải rất phổ biến được nhiều người bơi nhưng thực sự bơi đúng, nhanh và bền không phải là dễ dàng, đòi hỏi bạn phải kiên trì tập luyện.
Thời gian trung bình cho người học bơi sải phải mất từ 08 đến 13 buổi học mới đạt được kết quả tốt.
Để học bơi sải được hiệu quả, bạn phải kết hợp tập luyện cả trên bờ (hay ở nhà) và dưới nước vì nếu chỉ học dưới nước không bạn khó có thể cảm nhận và thực hiện đúng động tác của mình được.
PHƯƠNG PHÁP HỌC BƠI SẢI – KỸ THUẬT BƠI SẢI ĐÚNG
Kỹ thuật bơi sải bao gồm phối hợp các động tác: chân đá cắt chéo, quạt tay và nghiên đầu lấy hơi thở nước và giữ thân thẳng lướt đi.
Trình tự quá trình học bao gồm:
- Tập chân trên cạn nhuần nhuyễn rồi xuống nước.
- Tập từng tay nhuần nhuyễn trên mép hồ rồi xuống nước kết hợp đá chân.
- Tập nghiên đầu lấy hơi và úp đầu thở nước. (nên tập nghiên thở cả hai bên)
- Kết hợp tay chân và nghiên thở đúng theo nhịp
Học đá chân cắt chéo:
Muốn học bơi sải tốt, bạn phải học kỹ về chuyển động chân (đá chân cắt chéo), giup
-
TẬP CHÂN SẢI TRÊN CẠN
Bạn ngồi lên thành hồ bơi người hơi ngả về sau, thẳng gối và bàn chân, khép sát hai chân. Sau đó, bạn đá chân nâng lên và đập xuống liên tục nhịp nhàng cho đến khi thành thục. Lưu ý: Đá nâng cả vùng bắp đùi lên xuống.
-
TẬP CHÂN SẢI DƯỚI NƯỚC
Bạn nằm sấp trên mặt nước, 2 tay nằm thành bể đồng thời duỗi thẳng 2 tay, 2 chân. Chú ý là vẫn phải giữ cho gối và bàn chân duỗi thẳng tự nhiên. Tiếp theo, bạn đập chân cắt chéo liên tục như đã được tập ở trên cạn, cho đến khi thuận thục và quen với môi trường nước. Các động tác cần nhịp nhàng, mềm dẻo.
Học sải tay
Khi tự học bơi sải, bạn nên tập cho từng tay một. Kỹ thuật tay bao gồm bốn bước: Tỳ nước, kéo nước, đẩy nước và trả tay tiếp nước
ĐỐI VỚI TAY PHẢI:
Bạn đứng chân trái lên trước, chân phải ra sau. Tiếp theo, bạn đặt tay trái lên đầu gối trái, người hơi khom về phía trước. Sau đó, đưa tay phải thẳng về phía trước và bắt đầu quạt nước sườn sấp bằng tay phải.
ĐỐI VỚI TAY TRÁI:
Bạn đứng chân phải lên trước, tay phải đặt lên đầu gối phải, người hơi khom về phía trước và quạt nước trườn sấp bằng tay trái.
Trong khi quạt nước, bàn tay luôn phải khép kín và hơi khum lại như hình cái thìa. Thuần thục các kỹ thuật: Tỳ nước, kéo nước, đẩy nước. Cứ hết một chu kỳ này thì đổi tay.
Tập sải tay dưới nước phối hợp thở
Ở bài tập này, bạn thực hiện theo 2 giai đoạn sau:
Bạn đứng dưới bể bơi sao cho mực nước ở ngang ngực. Người hơi khom về phía trước một chút, 2 tay luân phiên quạt nước giống như đang bơi trườn sấp. Trong khi quạt nước mà bạn cảm thấy sức nặng và muốn tiến người về phía trước càng nhiều thì càng tốt.
Ở giai đoạn này, bạn cũng thực hiện các động tác như trên đồng thời phối hợp thở nhịp nhàng. Trong quá trình quạt nước, khi úp mặt xuống thì bạn thổi bọt khí ra, khi nghiêng đầu qua bên thuận thì há miệng hít khí vào bằng miệng.
Tập chân, tay trườn sấp phối hợp thở dưới nước
Bạn lướt nước khoảng 1m rồi bơi chân, tay phối hợp với hít thở nhịp nhàng. Chú ý là khi mới tập bơi thì bạn chỉ nên bơi qua lại theo chiều ngang bể bơi để tránh đuối sức.
Bạn tập bơi thật nhiều lần cho tới khi bơi được nhanh, dứt khoát và động tác thật thanh thoát, thuần thục.